Đi xuất gia là vấn đề tôi không dám nghĩ đến vì biết định lực mình còn yếu kém. Năm 2019 Thầy tổ chức Mạn Đà La ở Nhật, tôi càng không dám mơ ước vì thấy ngoài tầm tay của mình.
On weekends, my husband and I joined a dharma sister in prostrating practice to support her since she was going to become a short-term nun later that year. At first, we only did prostration practice for 30 minutes, gradually increasing to 45 minutes. Once we practiced prostrating for an entire hour and I didn’t even notice that my knees had gotten scraped.
Và sau lần lạy đó tự nhiên tôi nảy ra ý định muốn đi xuất gia ở Nhật cho mẹ mình. Mẹ tôi lúc ấy 86 tuổi đang ở Việt Nam với mấy đứa em. Từ lúc tôi có cháu nội và ngoại, tôi cũng ít về thăm mẹ tôi. Đúng là: nước mắt chỉ chảy xuống hoặc nước sông chỉ chạy một chiều như người đời thường nói.
Rồi tôi cũng không ngờ tôi có tên trong danh sách những người đi xuất gia. Chỉ còn một tuần lên máy bay qua Nhật thì tin Mẹ tôi mất.
Và tôi đã đặt chân lên xứ Phù Tang. Một ước mơ mà bấy lâu không dám mơ ước nay đã thành tựu. Và tôi đã hòa mình vào Tăng Đoàn để tập sống những ngày của người không còn vướng bụi trần gian.
Ngày tôi được Thầy xuống tóc, tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm, không tiếc nuối gì cả. Trước mặt và xung quanh tôi có những người tôi quen và không quen, nhưng tôi chẳng thấy gì cả, chỉ thấy một vòm trời trong sáng trước mặt. Thế mới hiểu ra rằng những người đi xuất gia, không phải để về khoe khoang hay được người ta khâm phục, mà là những người đang trắc nghiệm có đúng là mình đã buông bỏ thật sự hay không?
Tôi còn nhớ ngày tôi cùng mọi người đi tam bộ nhất bái. 4 giờ sáng chúng tôi đã rời chùa, tập trung ở chân núi. Trời còn tối đen từ dưới chân núi chúng tôi bắt đầu hướng lên trên. Đoàn người yên lặng trong màn đen, cúi đầu vừa đi vừa lạy theo nhịp chuông của người dẫn đầu. Được một khoảng tôi đã xuất mồ hôi nhưng cảm thấy rờn rợn, lành lạnh, và tôi cảm nhận có nhiều khuôn mặt vô hình đứng hai bên đường, hình như có khuôn mặt Mẹ tôi trong đó. Họ chỉ đứng nhìn chúng tôi và không có vẻ gì dữ dằn cả. Tôi tự nói thầm: Ma đâu mà nhiều thế.
Khi cuộc tam bộ nhất bái được chấm dứt trên đỉnh núi, và đoàn người chúng tôi quay đầu xuống núi về chùa để ăn sáng. Khoảng nửa đường thì gặp Thầy dừng lại để nói chuyện. Thầy kể Thầy gặp ma không đầu. Tôi cũng định nói: con cũng thấy ma nhiều lắm. Nhưng không biết sao lúc đó tôi lặng thinh. Có lẽ tôi xấu hổ vì thường khi tôi vẫn nói với mọi người: tôi chưa gặp ma bao giờ và không sợ ma chết, chỉ sợ ma sống thôi. Nhưng hôm đó tôi đã thấy ma. Lúc ngồi viết lại những dòng chữ này tôi vẫn còn cảm nhận cái cảm giác hơi nổi da gà khi thấy những vong linh đứng bên đường tối om.
Lúc ở Nhật, những ngày tập trung xếp hàng chờ di chuyển đến chỗ học, tôi vui thích nhất là những lúc đứng xếp hàng, người đã đi xuất gia nhiều lần thì đảo mắt tìm người quen, còn người mới lần đầu thì đứng yên trầm ngâm, bỡ ngỡ. Những cảnh ấy làm cho tôi gợi nhớ lại thời còn đi học. Trước khi vào lớp phải đứng xếp hàng điểm danh, hoặc lúc đi phải hàng đôi, không được rời khỏi hàng, hoặc bị kiểm điểm chỉnh tề lại y phục, vv và vv.
Tôi đã được nghe những người đã dự Mạn Đà La về chia sẻ, nhưng vẫn chưa tưởng tượng thật sự như thế nào. Và cuối cùng tôi cũng đã có mặt và ngồi trong Mạn Đà La. Giờ phút làm lễ tôi có cảm tưởng như mình đang ở thế giới cao siêu nào đó. Khi Thầy cất giọng hát bài gì đó tôi chưa biết, tự nhiên nước mắt tôi tuôn trào nức nở. Tôi không biết vì sao tôi khóc. Khóc vì ước mơ tôi đã thành đạt hay tôi khóc vì không gần Mẹ tôi trong giờ phút chót, nhưng có lẽ Mẹ tôi cũng thấu hiểu cho lòng tôi.
Cho tới bây giờ tôi vẫn còn luôn tri ân người trưởng đoàn luôn giúp đỡ, cổ động mọi mặt để tôi có cơ hội và phương tiện học đạo. Tri ân những người trong Tăng Đoàn yểm trợ, nhắc nhở, bổ sung, và nhất là ông xã tôi đã hy sinh số tiền đi làm phụ trội để tôi có đủ tịnh tài trong chuyến đi xuất gia ở Nhật vừa qua.
Và từ đây về sau thì tôi đã vững lòng tin với tâm niệm: - Giữ Giới làm Thầy -Áp dụng giáo pháp để thay đổi, sửa mình, và chuyển hóa.
Ngô Thị Viên