Đã có những ngày dài, vì bệnh hoạn mà tôi rời xa tập thể, sống trong bóng tối, không tiếp xúc với người chung quanh, hạn chế ngay cả với người thân trong gia đình.
Cho đến một ngày, được biết còn vài tuần nữa WPG 2022 sẽ được tổ chức tại Anaheim CA thì tôi như bừng tỉnh. Ký ức những lần đi XGVT ở Big Bear tôi đã nhận được sự chỉ dạy của Thầy, được đứng trong hàng ngũ tăng đoàn, sinh hoạt tu tập cùng với những người bạn đạo tụ họp về khoá tu XGVT ùa về. Lòng tôi bỗng dấy lên sự hân hoan náo nức khó tả.
Rồi cuối tuần đó, tôi chuẩn bị đi đến center để cùng sinh hoạt với các đạo hữu mà đã từ lâu tôi không đến tham gia. Các anh chị em vẫn chào đón thân tình, lan tỏa tình cảm ấm áp, động viên tinh thần, khuyên tôi nên đến sinh hoạt thường xuyên hơn làm cho tôi rất cảm động và hứa sẽ trở lại. Tiếp theo sau đó, lúc chuẩn bị vật dụng để đi Anaheim dự Mạn đà la, lòng tôi tràn đầy hạnh phúc để đến tham dự Pháp hội.
Lại một lần nữa gặp những người bạn đạo đến từ các tiểu bang trên nước Mỹ, có bạn đến từ Canada, Germany. Họ đã ôm chầm lấy tôi, mừng mừng tủi tủi vì từ lâu không gặp và có lẽ ai cũng cảm động khi nhìn tôi bây giờ không con mạnh mẽ như xưa và phải dùng walker để di chuyển.
Suốt hai ngày ngồi trong hội trường tham dự mọi sinh hoạt, nghe Thầy giảng pháp, lạy sám, thắp nến, … Đặc biệt nhất là tôi dã có cơ duyên được diện kiến Thầy, được Thầy nhận diện ra, được Thầy nắm tay truyền năng lượng, được Thầy gõ đầu cho mau tinh tấn. Tôi cũng được gặp Thầy Hằng Đức và hai vị cao tăng mà tôi không biết rõ tên.
Trở về nhà với tinh thần phấn khởi vui vẻ, tôi bắt đầu tham dự những nhóm học với các bạn đạo như tập thể dục, lạy sám hối, chia sẻ Phật Pháp, học kinh Hoa Nghiêm và thường xuyên đến trung tâm địa phương cuối tuần để tu học, sinh hoạt với các đạo hữu. Tôi nhớ lại và đọc thuộc lòng chú Đại Bi mà tôi tưởng mình đã quên. Hằng ngày tôi chăm chỉ ngồi đọc kinh sách, ôn tập các bài pháp của Thầy, học ôn những bài chú …
Con cảm ơn Thầy dạy đạo cho con. Cảm ơn các anh chị em đã lan tỏa tình thương và động viên con tiếp tục tu học.
Cảm ơn gia đình đã luôn ủng hộ con đã tìm lại được mạng lưới nhân duyên của mình. Thầy ơi, các bác ơi, con đã trở về nhà rồi.
Lúc nhỏ Thân Lạc thường hay đến chùa sinh hoạt trong gia đình Phật Tử, đuợc nhiều cơ hội tiếp xúc với các sư cô. Quý sư cô đó có những bước chân rất khoan thai và tự tại, sống hài hòa và trân quý những mầu nhiệm của đất trời.
Những hình ảnh cao đẹp, cảm động đó là một ước nguyện chôn sâu trong lòng của Thân Lạc lớn lên sẽ đi xuất gia giao duyên thắp lên từ ấy. Nhưng năm tháng lặng lẽ trôi qua, bận rộn với miếng cơm, manh áo, Thân Lạc cũng quên đi ước nguyện lúc nhỏ, cho đến một ngày được nghe Thầy Hằng Trường giảng về bài "Tu Dùm”.
Theo bước chân Phật, Thân Lạc quyết định phát nguyện đi xuất gia giao duyên để tu cho mẹ với ước nguyện hồi hướng tất cả phước lành về cho mẹ, bằng cách nỗ lực phát huy hiếu tâm, hiếu dưỡng, hiếu kính và hiếu thuận đối với người mẹ thân thương của mình.
Trong 10 ngày tu tập ở trên vùng Big Bear Lake, Thầy Hằng Trường đã dạy phương pháp Hoa Nghiêm thủ nhãn, thông qua những đồ vật quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, ta cảm nghiệm được chân lý màu nhiệm: sự thường hằng bất biến của Chân Tâm, sự thường luôn khai mở của Bồ Đề Tâm.
Nguyện nói gương sáng của Thầy Hằng Trường, Thân Lạc sẽ nỗ lực tinh tấn tụ tập để tâm thức được khai mở, luôn hiển hiện sức mạnh thiện tánh để chuyển hóa mình và người trong từng giây phút của cuộc sống. Với tất cả lòng thành kính và biết ơn sâu sắc, Thân Lạc xin cúi đầu đảnh lễ Thầy và tăng đoàn Xuất Gia Vị Tha 2022.
Thân Lạc
Mẹ tôi tóc xanh nhuộm bạc mái đầu Mẹ tôi đau buồn trĩu nặng đôi vai Nuôi đàn con thơ nhỏ dại Kiếp người mỏng manh như cành cây đầy trái Gió rung cành trái xanh chín, rụng rơi.
Đi xuất gia là vấn đề tôi không dám nghĩ đến vì biết định lực mình còn yếu kém. Năm 2019 Thầy tổ chức Mạn Đà La ở Nhật, tôi càng không dám mơ ước vì thấy ngoài tầm tay của mình.
On weekends, my husband and I joined a dharma sister in prostrating practice to support her since she was going to become a short-term nun later that year. At first, we only did prostration practice for 30 minutes, gradually increasing to 45 minutes. Once we practiced prostrating for an entire hour and I didn’t even notice that my knees had gotten scraped.
Và sau lần lạy đó tự nhiên tôi nảy ra ý định muốn đi xuất gia ở Nhật cho mẹ mình. Mẹ tôi lúc ấy 86 tuổi đang ở Việt Nam với mấy đứa em. Từ lúc tôi có cháu nội và ngoại, tôi cũng ít về thăm mẹ tôi. Đúng là: nước mắt chỉ chảy xuống hoặc nước sông chỉ chạy một chiều như người đời thường nói.
Rồi tôi cũng không ngờ tôi có tên trong danh sách những người đi xuất gia. Chỉ còn một tuần lên máy bay qua Nhật thì tin Mẹ tôi mất.
Và tôi đã đặt chân lên xứ Phù Tang. Một ước mơ mà bấy lâu không dám mơ ước nay đã thành tựu. Và tôi đã hòa mình vào Tăng Đoàn để tập sống những ngày của người không còn vướng bụi trần gian.
Ngày tôi được Thầy xuống tóc, tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm, không tiếc nuối gì cả. Trước mặt và xung quanh tôi có những người tôi quen và không quen, nhưng tôi chẳng thấy gì cả, chỉ thấy một vòm trời trong sáng trước mặt. Thế mới hiểu ra rằng những người đi xuất gia, không phải để về khoe khoang hay được người ta khâm phục, mà là những người đang trắc nghiệm có đúng là mình đã buông bỏ thật sự hay không?
Tôi còn nhớ ngày tôi cùng mọi người đi tam bộ nhất bái. 4 giờ sáng chúng tôi đã rời chùa, tập trung ở chân núi. Trời còn tối đen từ dưới chân núi chúng tôi bắt đầu hướng lên trên. Đoàn người yên lặng trong màn đen, cúi đầu vừa đi vừa lạy theo nhịp chuông của người dẫn đầu. Được một khoảng tôi đã xuất mồ hôi nhưng cảm thấy rờn rợn, lành lạnh, và tôi cảm nhận có nhiều khuôn mặt vô hình đứng hai bên đường, hình như có khuôn mặt Mẹ tôi trong đó. Họ chỉ đứng nhìn chúng tôi và không có vẻ gì dữ dằn cả. Tôi tự nói thầm: Ma đâu mà nhiều thế.
Khi cuộc tam bộ nhất bái được chấm dứt trên đỉnh núi, và đoàn người chúng tôi quay đầu xuống núi về chùa để ăn sáng. Khoảng nửa đường thì gặp Thầy dừng lại để nói chuyện. Thầy kể Thầy gặp ma không đầu. Tôi cũng định nói: con cũng thấy ma nhiều lắm. Nhưng không biết sao lúc đó tôi lặng thinh. Có lẽ tôi xấu hổ vì thường khi tôi vẫn nói với mọi người: tôi chưa gặp ma bao giờ và không sợ ma chết, chỉ sợ ma sống thôi. Nhưng hôm đó tôi đã thấy ma. Lúc ngồi viết lại những dòng chữ này tôi vẫn còn cảm nhận cái cảm giác hơi nổi da gà khi thấy những vong linh đứng bên đường tối om.
Lúc ở Nhật, những ngày tập trung xếp hàng chờ di chuyển đến chỗ học, tôi vui thích nhất là những lúc đứng xếp hàng, người đã đi xuất gia nhiều lần thì đảo mắt tìm người quen, còn người mới lần đầu thì đứng yên trầm ngâm, bỡ ngỡ. Những cảnh ấy làm cho tôi gợi nhớ lại thời còn đi học. Trước khi vào lớp phải đứng xếp hàng điểm danh, hoặc lúc đi phải hàng đôi, không được rời khỏi hàng, hoặc bị kiểm điểm chỉnh tề lại y phục, vv và vv.
Tôi đã được nghe những người đã dự Mạn Đà La về chia sẻ, nhưng vẫn chưa tưởng tượng thật sự như thế nào. Và cuối cùng tôi cũng đã có mặt và ngồi trong Mạn Đà La. Giờ phút làm lễ tôi có cảm tưởng như mình đang ở thế giới cao siêu nào đó. Khi Thầy cất giọng hát bài gì đó tôi chưa biết, tự nhiên nước mắt tôi tuôn trào nức nở. Tôi không biết vì sao tôi khóc. Khóc vì ước mơ tôi đã thành đạt hay tôi khóc vì không gần Mẹ tôi trong giờ phút chót, nhưng có lẽ Mẹ tôi cũng thấu hiểu cho lòng tôi.
Cho tới bây giờ tôi vẫn còn luôn tri ân người trưởng đoàn luôn giúp đỡ, cổ động mọi mặt để tôi có cơ hội và phương tiện học đạo. Tri ân những người trong Tăng Đoàn yểm trợ, nhắc nhở, bổ sung, và nhất là ông xã tôi đã hy sinh số tiền đi làm phụ trội để tôi có đủ tịnh tài trong chuyến đi xuất gia ở Nhật vừa qua.
Và từ đây về sau thì tôi đã vững lòng tin với tâm niệm: - Giữ Giới làm Thầy
-Áp dụng giáo pháp để thay đổi, sửa mình, và chuyển hóa.
Hằng năm trở lại với XGVT đoản kỳ, tôi có cảm giác như trở về lại mái nhà thân thương của tuổi ấu thơ đầy vô tư và đầm ấm vì tôi đã trở về với Phật, Pháp, Tăng, trở về với Chân, Thiện, Mỹ. Xuất thế tục gia là
rời khỏi nhà thế tục, tôi về lại ngôi nhà xưa của Chân Tâm. Xuống tóc, tôi như vứt xuống chiếc bọc nặng trĩu, hành trang của phiền não, hành trang trách nhiệm với công việc và với đời sống hằng ngày. Như đứa trẻ, từ phương xa trở về, xà vào lòng cha mẹ, tôi sung sung ngã lòng nương tựa vào Phật.
Nơi đây , tôi nhận được sự vỗ về ấm áp và bàn tay xoa dịu, lành trị những vết thương lòng từ Ngài Quán Âm, Hòa Thượng Thượng Tuyên Hạ Hóa và Sư Phụ Hằng Trường. Như bậc cha mẹ, sư phụ lo lắng cho đám con từ giấc ngủ với đầy đủ chăn mền, lò sưởi vừa đủ ấm, đến từng chế độ ăn uống thanh đạm nhưng bổ dưỡng và thanh lọc lành trị. Tôi không còn phải lo nghĩ cơm ngày ba bữa. Thay vào đó, hằng ngày tôi lạy sám hối với Đức Phật , Cha Mẹ, Sư Phụ và tất cả các chúng sanh xin tha thứ những lỗi lầm mà tôi đã mắc phải vì bóng tối trong tâm tư do bản ngã bản ngã tạo ra.
Về nương tựa Phật, phủ phục bên Sư Phụ như phủ phục bên cha mẹ để hứng thêm chánh pháp. Uống những lời dạy của chân lý vô thượng làm hành trang để tiếp tục con đường Bồ tát đạo.
Khi tham dự khoá XGVT, bên cạnh thọ mười giới tập sự là người tu chân chính, tôi còn được thọ nhận và nương tựa vào Pháp Bảo Bát và Pháp Lục Tý. Pháp Bảo Bát giúp tôi tu tập sự tĩnh lặng của đại địa để tâm lượng trải rộng dung nạp vạn sự, chấp nhận mọi kinh nghiệm sống và chuyển hóa nghiệp lực sâu dày. Pháp Lục Tý (sáu tay) giúp tôi nhận biết được khả năng sử dụng phương tiện thiện xảo (tay) với cái nhìn và quan điểm đầy trí huệ (mắt) để nhập thế cứu đời, cứu người . Tôi như được trang bị vững vàng hơn để hướng thân vào con đường hành Thiện.
Năm nay, tôi được biết nếu tham dự khoá XGVT, ta sẽ được thọ Pháp Tứ Liên Hoa thật đặc biệt. Chúng ta sẽ được tập luyện quán tưởng hoa sen để thấy quá trình hoa sen từ trong bùn vươn lên nước, ra khỏi nước, vượt lên trên không gian tương tự quá trình tâm thức ta đi từ tiềm thức ra ý thức đến siêu ý thức làm ta phát triển được trực giác nhận tri lý nhân quả từ hạt giống lớn lên thành đóa sen. Đó là nguyên lý hằng bất biến.
Hằng năm, trở lại với tăng đoàn, tôi đều có cảm giác quen thuộc y như lần đầu tham dự Xuất Gia Vị Tha. Vừa bước xuống xe là anh chị em từ khắp bốn phương ôm nhau mừng rỡ như đã từng sanh ra và lớn lên trong một gia đình, cảm giác rất thân và rất gần gũi như đã từng gặp và thân nhau lâu lắm rồi. Vì tất cả chúng ta cùng trong mạng lưới nhân duyên nhiều đời mà tiềm thức của ta được đánh thức trong giây phút này.
Như đám trẻ vô tư trong một đại gia đình, tôi chỉ biết đúng giờ thức dậy, cắp sách đến trường học Pháp, đúng giờ ăn thì ăn, đúng giờ ngủ thì ngủ, cùng nhau tập Càn Khôn Thập Linh, thể dục sống vui, khỏe. Cùng nhau đi hành thiền trong những rừng cây, tọa thiền trên những tảng đá của đỉnh đồi, xa rời thế tục, trở về gần gũi với thiên nhiên. Giữ chánh niệm khi thiền định, thọ giáo pháp, tu tập và thọ trai nhưng vẫn có những giây phút nghịch ngợm, leo trèo trên những chiếc giường tầng như trẻ thơ, hoan hỉ chia sẻ niềm vui, tiếng cười, thương yêu chăm sóc lẫn nhau, sinh khởi tình thương chân thật, không những cho những người thân thương ta tu giùm, mà cho cả những người ta gặp và sống gần bên nhau trong khoảng thời gian ngắn của khoá tu đoản kỳ! Đây là điểm đặc biệt của tăng đoàn trong thế kỷ 21. Một tăng đoàn rất dễ thương, dễ mở, dễ chịu, dễ thở!
Đó là lý do tại sao những ai đã tham gia khóa Xuất Gia Vị Tha thì cứ "ghiền" và đi mãi. Như một món ăn, chính tự ta ăn vào miệng thì mới cảm nhận hết những hương vị thật sự. Cũng vậy, Xuất Gia Vị Tha là con đường được nhiều người chỉ dẫn và mô tả cho ta, nhưng chỉ khi ta tự mình đi trên con đường này thì mới cảm nhận hết tất cả những điều tuyệt đẹp. Một tăng đoàn gỡ bỏ thắt gút và liên kết thành mạng lưới quang minh bằng hàng trăm hạt Như Ý Châu của Chân Tâm.
Từ năm 2013 trở đi, tôi liên tiếp tham dự Pháp Hội Di Đà và Xuất Gia Vị Tha đoản kỳ. Cái gì đã thúc đẩy tôi cạo đầu, từ bỏ nếp sống êm đẹp, đầy tiện nghi, dù chỉ trong một thời gian ngắn, để bước qua một cuộc sống ngăn nắp, kỷ luật, thiếu tiện nghi? Hay nói cách khác là ít tiện nghi và nhiều kỷ luật hơn những gì tôi tự định đặt cho mình.
Từ trước đến nay, lúc nào tôi cũng nhìn những vị xuất gia vị tha đoản kỳ với một cặp mắt thán phục. Mỗi năm, các vị này tham gia chương trình xuất gia do hội Từ Bi Phụng Sự tổ chức. Họ là những chuyên gia, những người đã hoàn toàn thích ứng vào môi trường sống ở đây và đã tạo cho mình một chỗ đứng vững vàng trong xã hội. Họ không phải là những người thất bại trên đường đời và mất đi mọi quan tâm tới cuộc sống chung quanh. Họ là những bậc cha mẹ, ông bà, là những người con, anh, chị, em v.v… Họ không phải là những kẻ sống cô độc.
Thế nhưng, trong một giai đoạn ngắn, họ sẵn sàng bỏ tất cả, phơi bày con người thật của mình. Gọt bỏ mái tóc vốn là một “góc con người” mà mình trình diện ra ngoài. Cái vẻ bề ngoài đối với những con người trần tục chúng ta rất quan trọng. Đầu tóc, ăn mặc chải chuốt như thế nào để mỗi nơi, mỗi trường hợp mình đều có thể hợp thời trang, hay không lỗi thời. Mình trang điểm, nhuộm tóc để che đi dấu vết thời gian. Mình có một bộ mặt mà mình muốn thế giới bên ngoài nhận biết. Cho dù bộ mặt đó có vẻ xuề xòa, không chải chuốt, thì nó cũng ra từ một sự chủ ý của mình.
Như vậy, tại sao có những người sẵn sàng bỏ hết những thứ giúp mình dựng lên bộ mặt của mình để trở thành một kẻ vô danh, một phần tử trong một số đông các phần tử như nhau? Trong bốn năm từ lúc chương trình Xuất Gia Vị Tha mới được tổ chức năm 2009, tôi nhìn các bạn đồng tu của tôi, những người quen sơ, những người quen lâu, xuống tóc khoác vô chiếc áo cà sa không hình thù với một tấm lòng ngưỡng phục. Lúc đó tôi nghĩ đây là một chuyện vượt ngoài khả năng của tôi. Không cách gì mà tôi có thể để thế gian thấy cái đầu trơn tru không tóc và khuôn mặt không che đậy của mình.
Nhưng rồi cuộc sống không để cho ta yên, sẽ kéo ta tiến tới và hướng lên nếu ta sẵn lòng mở rộng đón nhận những thử thách. Vào năm 2011, chồng tôi bị tử nạn bất ngờ và cuộc sống tôi chuyển mình. Những gì quan trọng xưa kia nay mất đi giá trị của nó, giá trị quan của tôi chuyển qua hướng khác.
Người chủ gia đình đã không còn nữa và trọng trách đối với các con và mẹ nay phụ thuộc hoàn toàn vào tôi. Tôi nhìn các con và mẹ đương đầu với các khó khăn trong cuộc sống, tôi nghĩ tới cuộc đời của chồng và cảm thấy sự bất lực của mình trong việc làm nhẹ đi gánh nặng nghiệp chướng của họ.
Là một Phật tử, mình được chỉ dạy rằng thân, khẩu, ý tạo ra vô số, vô biên nghiệp chướng mà chỉ có thật sự sám hối thì mới vơi đi gánh nặng đó. Nhưng làm sao có thể bắt người khác sám hối, ; nó chỉ có thể xảy ra từ trong tâm của họ, và chuyện mình có thể làm được là gây ra cảm hứng cho họ nhìn lại và tự sám hối. Tôi sực tỉnh và thấy được một chuyện ngay trước mắt có thể làm để giúp những người thân thương này. Tôi sẽ đi xuất gia đoản kỳ cho mẹ, cho chồng và các con. Tôi sẽ trao những năng lực tu tập này tới những người thân thương ấy.
Mục tiêu rõ ràng, tôi đăng ký gia nhập tăng đoàn Xuất Gia Vị Tha năm 2013. Với một tấm lòng hăng hái và không ít lo lắng, tôi lên đường đi qua Cali. Cho đến nay, tôi vẫn còn nhớ rõ ngày đầu tiên xuống tóc. Giữa đám người xuất gia lần đầu tiên, tôi ngồi đợi để được Thầy xuống tóc. Lần lượt, từng người bước lên, ngồi xuống ghế, cảm nhận từng lọn tóc rơi rụng và lắng nghe những lời Thầy dạy và những lời đáp lại những khắc khoải sâu thẳm trong tâm họ. Tôi ngồi đó với một tâm thái đầy phân vân. Tôi biết rằng sự lựa chọn vẫn còn trong tầm tay của mình, và tôi có thể bước ra khỏi chốn này ngay bây giờ với mái tóc còn nguyên vẹn.
Những câu hỏi chạy qua đầu, tôi có thật sự sẵn sàng làm chuyện này không? Tại sao làm? Liệu nó có giúp ích được cho ai không? Rồi tôi thấy khuôn mặt buồn lo của các con, thấy cơn bệnh của mẹ tôi, thấy cuộc sống đầy phấn đấu của chồng và tôi quyết chí tiến tới. Khi chỉ còn lại tôi và một người nữa, tôi mạnh dạn bước lên. Lúc cảm nhận đường tông đơ đầu tiên chạy qua đầu mình, tôi biết đây là một khúc quanh không trở lui được. Một cuộc hành trình mới vừa bắt đầu, và tất cả những băn khoăn, phân vân trước đây rơi rụng hết theo từng lọn tóc.
Tôi nghe tiếng Thầy như văng vẳng từ xa nói với tôi nên buông bỏ tất cả và mở lòng tha thứ, nhưng tôi vẫn chưa buông bỏ được lúc ấy. Tôi kềm giữ lại tình cảm của mình, tôi không để mình rơi lệ trước mắt mọi người. Tôi vẫn chưa hoàn toàn phơi bày hết con người của tôi được mặc dù đã chấp nhận rũ bỏ một phần bộ mặt của mình.
Từ đó, mỗi năm tôi lại trải nghiệm sự chuyển hóa con người của mình qua kinh nghiệm của một người xuất gia đoản kỳ. Mỗi năm, tôi cảm thấy cuộc sống nội tâm mở ra thêm một tí và lan tỏa ra ngoài. Bộ mặt tôi dựng lên cho thế giới bên ngoài trở nên bớt quan trọng. Tình thương và sự cởi mở làm cho tôi nối kết được với nhiều người, ngày càng gia tăng. Tôi sẵn sàng chấp nhận sự yếu kém cũng như khả năng của mình.
Tình thương và sự cởi mở giúp tôi thanh thản ôm mẹ vào lòng và chấp nhận những vết thương lòng mà tôi cho là phát xuất từ người. Tôi có cái nhìn bao dung hơn về chồng, nhận biết được sự xuất sắc và thánh thiện cũng như những yếu kém của anh và chấp nhận những lỗi lầm của hai bên. Cuộc sống của tôi trở thành một mẫu mực cho các con nhìn vào để tự hướng dẫn cuộc đời của chúng.
Tất cả sự chuyển hóa trên không thể nào có được chỉ qua sách vở và sự hiểu biết mà phải qua một kinh nghiệm sống, qua sự sẵn sàng phơi bày con người thật của mình, mặc dù từ từ theo thời gian. Có một sự nhẹ nhàng trong cuộc sống khi mình không cần phải lo sợ nhiều tới sự phán đoán của người khác vì ta thấy được và chấp nhận những sơ xuất, yếu kém của mình. Cho dù có yếu kém tới đâu tiềm năng của ta vẫn vô hạn lượng và tương đồng với tất cả mọi người.
Tôi cảm thấy diễm phúc được xuất gia và tham dự Pháp Hội mỗi năm. Diễm phúc được cơ hội sám hối cho những tội nghiệp của mình và của những người mình tu dùm. Diễm phúc thấy được sau bộ mặt bên ngoài, có một sự tương đồng giữa tất cả mọi người chúng ta.
Vân và cô em Út cùng làm chung sở nên hai chị em có nhiều thời gian bên nhau và chia sẻ buồn vui dễ dàng hơn. Một ngày đầu xuân 2006, trong lúc đang làm việc, cô em chạy đến vừa nói vừa giàn giụa nước mắt cho biết kết quả thử máu của cô con gái cưng mới tròn 6 tuổi bị ung thư máu cấp tính.
Một bệnh nan y mà sự sống rất mong manh, niềm hy vọng được chữa trị cũng rất nhỏ nhoi. Lòng Vân chùng xuống, bàng hoàng và mọi thứ dường như sụp tối trước mắt mình.
Vân theo Thầy học pháp từ năm 2005, nhưng ngay cả ý định XGVT cũng chưa hề loé lên trong tâm khảm của Vân nữa. Thương cháu lắm mà không biết phải làm gì lúc đó.
Cô em út thương xót cho con bé lắm. Em đã tạm nghĩ việc ở sở chỉ để ở nhà chăm sóc cho cháu. Đi đâu một xíu cũng chỉ muốn vội vàng chạy về ngay để tranh thủ từng giây từng phút ôm cô con gái bé bỏng vào lòng, vì con là nguồn năng lực sống của em. Cho đến một ngày, em gọi cho Vân khóc sướt mướt trên phone, nói rằng ngày mai em phải mang cháu đi làm hoá trị. Em không đủ can đảm để nhìn thấy con gái bé bỏng của mình bị chữa trị như vậy. Xót lắm thay! Ngay lúc đấy, ý nghĩ xuất gia cho cháu tự dưng chợt bùng khởi không gì có thể cản lại được. Từ những giây phút chấn động đến tâm can Vân, Vân cảm thấy mình vẫn còn rất may mắn hơn tất cả những ai đang chịu khổ chịu đau và Vân vẫn luôn cầu nguyện cho cháu mãi cho tới hôm nay.
Giờ đây, cháu gái đã là cô thiếu nữ xinh đẹp, thông minh. Tuy mới 22 tuổi nhưng đã có bằng master Bio-Chem và đã đi làm rồi. Chính cháu đã làm Vân thay đổi thành một con người mới sống có trách nhiệm hơn, có đủ can đảm bước ra khỏi những cố chấp xưa nay của mình. Bây giờ nhìn lại mới thấm thía câu “Khi tình thương đủ lớn thì mọi giới hạn đều được xoá nhoà!”
Lời cuối, Vân xin tri ân Sư Phụ và quý sư huynh sư tỷ đã đồng hành cùng Thầy tạo nên chương trình XGVT, cùng nhau đồng lòng tạo nên tăng đoàn rường cột trong Mandala hàng năm giúp cho tất cả mọi người có cơ hội được tu tập, cơ hội được lắng lòng nhìn lại mình và cơ hội để sống và hy sinh cho những người mình thương yêu.
Like all women, I love to look beautiful, young, well-dressed with good makeup, manicured nails, and beautiful hair. I admire all the novice nuns and monks who joined the yearly Altruistic Home-Leaving program during the World Peace Gathering, organized by Master Hang
Truong and the Compassionate Service Society in Orange County, California. I never understood until now what motivated them to leave home for two weeks during the preparation of the holidays, shaved their head, and prayed for others. How did they do it and why did they do it?
In 2014, I decided to do it, not because of anyone’s challenge or dare, but because I believed there must have been a spiritual transformation or something magical happening during those weeks of being a novice nun or monk. I did not participate the first time when they were organizing World Peace Gathering (WPG) in 2009, for fear this event was for other people: shaving my head and having to go back to the office bald was beyond my limit. That was a very tough challenge for me. Friends and family would think that I have cancer; makeup and dressing up sure will not look good with a bald head. I was so very vain. Giving up our hair is like giving up our best effort to look beautiful to the world around us, for acceptance, for compliments, and for identity. That is a big sacrifice for any woman. We like to look good every day. As soon as we get up, we look at the mirror to check how we look, how others might perceive us, from morning till night, from youth to adulthood, to our golden age. Most women like to shine in a crowd, stand out in a party, to be admired, to be envied.
Little did I know that, when you conquered that big challenge the first time, it becomes easier and easier the next time. This is just the beginning. I still remember vividly now, my first time waiting for my turn to get my head shaved by Master Hang Truong. For every lock of hair that he shaved off, each one was a commitment to cultivate for my parents, for my husband and children, for our family members, for our friends, and for all living beings. I still can’t believe that I did it. I felt so light. What you sacrificed to offer to your loved ones for their good health and well-being, it sure gave you back a great feeling of letting go of your mask, a faked persona that you have to wear for different activities, different situations (at home, the office, a reunion, a dance, the market, etc.).
That mask is definitely not you. Once you took off your mask, you feel free and have no worry about other people’s remarks or judgements. You are truly free, free to be the true you!
During the two weeks of training, we did a lot of repentance bowing to diminish our karma. We learned and discussed part of the Avatamsaka Sutra teachings to lift us to a higher consciousness. We meditated to see our inner self and stay aware of our big ego at all times. And we learned how to live harmoniously as a community of good brothers and sisters ready to share our knowledge, our wisdom, and our life. We didn’t just repent and pray for our own karma but also for our loved ones’ karma or our web of affinities.
There are things in life that you wish to do for others that you can’t force them to do. Joining the Short-term Altruistic Home-Leaving sangha and transferring all your efforts and merits to them is a great way to give and contribute to your family, friends, and all the people around you.
I do cherish all the times I spent with Master Hang Truong and my extended family so much that I’m committed to attend the World Peace Gathering every year when I can. For 12 years now, I’ve experienced this spiritual transformation again and again, and each time I learned more about letting go of my own identity. My ego is slowly diminishing and my true self starts to shine slowly, each year better than the last.
Now when it comes time to make that first step into the Mandala at the World Peace Gathering, you just feel like flying out of your cocoon to become a free and beautiful butterfly. It is a magical moment. When we meditate and pray inside the Mandala, I feel that the whole universe is listening and is praying with me. Their voice is my voice and my voice is the whole universe’s voice. We are one. I become one with the universe.
The feeling of love, care, and blessing just poured down on me like a beautiful summer rain. I am surrounded by love and warmth. My whole body seems so at ease and relaxed, that I feel that I am home. I am truly home.
I invite all of you to feel the same wonderful feeling with all of us at the next World Peace Gathering.
Trước tiên, tôi muốn bày tỏ lòng tri ân sâu xa trước những thương mến, sự hảo tâm và tận lực cũng như năng lượng sáng tạo và trí tuệ của các bạn trong việc tổ chức chương trình XGVT. Tôi rất biết ơn và vui mừng vì đã có cơ hội được tham gia chương trình XGVT này trong vài năm qua.
Tôi hy vọng sẽ gặp nhiều duyên lành để có thể tham dự chương trình XGVT lần thứ 3 trong năm nay.
Một số bạn đã biết động lực thúc đẩy tôi trở thành một ni sư của chương trình XGVT vào năm 2019 tại Nhật Bản là để cầu nguyện cho (Wesley) cháu trai của tôi được đi lại bình thường và cho (Jim) chồng tôi có thể hồi phục hoàn toàn sau những cơn đột quỵ nhẹ. Rất may là sức khỏe của cả hai đều được tốt đẹp. Tôi rất cảm kích sự giúp đỡ và ủng hộ của gia đình trong năm đó, đặc biệt là gia đình con gái tôi (Lynn) đến từ New York để săn sóc cho chồng tôi trong thời gian tôi đi xuất gia tại Koyasa, Nhật Bản mà đối với tôi củng như các tăng ni của chương trình XGVT là một chuyến đi tu học quá sức hi hữu có một không hai trong đời.
Trong buổi lễ hoàn giới, tôi đã phát nguyện sẽ tham dự XGVT hàng năm. Tôi tin rằng sự phát nguyện đó đã giúp cho tôi thành tựu điều này. Tôi muốn nhắn nhủ đến các bạn cũng nên phát nguyện tham dự chương trình XGVT nếu XGVT là điều mong ước của các bạn.
Với lòng tri ơn và đầy hy vọng, tôi chân thành cảm kích những duyên lành đã giúp tôi tham dự XGVT năm qua. Và năm nay cũng vậy, tôi rất cám ơn sự hổ trợ của chồng tôi, cũng như con gái (Ann) và (Trang) người cháu gái sẽ đến từ Portland để tiếp tục săn sóc cho chồng tôi trong thời gian tôi đi XG. Lòng quyết tâm tham dự XGVT hàng năm đã giúp tôi bỏ thời gian và công sức để chuyên tâm, tinh tấn tu hành hơn. Công trình kiến lập thật đẹp, vĩ đại vô cùng uy nghi của Mandala năm 2021 để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm thức tôi. Tôi hy vọng bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận điều này cho chính mình vào năm nay.
Dưới sự khích lệ của Thầy, đây là những lời nguyện của tôi sau khi XGVT 2021:
Tôi nguyện trở thành sức mạnh của thiện tánh, của sự lành trị và sự chuyển hóa cho bản thân mình và những người khác.
Tôi nguyện trở thành năng lượng Bồ đề tâm luôn luôn hiển hiện trong tâm thức của tất cả chúng sinh.
Tôi nguyện tham gia XGVT hàng năm.
Tôi nguyện mỗi ngày lạy 100 lạy.
Tôi nguyện thiền định ít nhất 100 giờ về tứ liên hoa trong năm 2022 trước khi tham dự Mandala.
Với lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy và các bạn đạo trong Hội Từ Bi Phụng Sự.
Thân Xuyên xuất gia vị tha trên 10 lần rồi, và cho dù tạm gọi là cựu giới tử, nhưng mỗi lần được thọ giới là Thân Xuyên có những xúc động khác nhau.
Năm 2021, sau 2 năm không tổ chức xuất gia ở California vì chương trình Pháp Hội ở Koyasan và đại dịch sau đó, chúng tôi lại quy tụ về trại Tùng Phong (Camp Pine Summit) trên rặng núi Đại Hùng (Big Bear) để thọ giới Sa di, Sa di ni và bắt đầu khóa tu XGVT.
Lần này, lúc Sư phụ truyền giới, không hiểu vì sao mà nước mắt Thân Xuyên lại ràn rụa khi nghe từng lời nói nhẹ nhàng nhưng rất thâm sâu của Thầy. Có lẽ đây là lần đầu tiên Thân Xuyên đi xuất gia cho rất nhiều người đã ra đi trong cơn đại dịch, trong đó có những vị quằn quại trên giường bệnh trước giờ nhắm mắt trong nỗi cô đơn và niềm tuyệt vọng vì bị cách ly không được gặp mặt người thân. Thân Xuyên lại nghĩ đến hình ảnh những người mất đi vì Covid-19 ở Việt Nam, thân xác bị chôn vùi tập thể và đến cả người thân cũng không biết chỗ an táng. Riêng Thân Xuyên, gia đình đã có 5 người thân mất đi trong 2 năm qua và còn có anh Vũ Duy Hiển, người anh cả thân thương của đại gia đình Từ Bi Phụng Sự. Hai năm trôi qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều khó khăn, thử thách và xáo trộn về tình cảm lẫn tinh thần.
Khi Thầy hướng dẫn cái lạy này là cái lạy cuối cùng khi mình còn là người tại gia, trước khi khoát lên áo giải thoát của Như Lai, thì nước mắt Thân Xuyên lại tuôn trào không kiềm hãm được. Thầy dạy hãy nghĩ đến những người mình xuất gia dùm và cái lạy này mình hãy thay thế cho những người không có cơ duyên xuất gia và lạy dùm cho họ.
Thời gian xuất gia ở chốn núi rừng thanh tịnh có những thú vị và trải nghiệm sâu xa nhưng đặc biệt nhất là khi tuyết bắt đầu rơi lả tả rồi dần dần trở nên dầy đặc hơn. Những con đường mòn và đường tráng nhựa dẫn từ ký túc xá đến chánh điện trở nên trơn trợt hơn. Các Sư tỷ và Sư muội nắm tay nhau đi còn các Sư huynh thì đi theo các Sư đệ. Những vị trẻ có bước chân vững vàng thì dìu dắt, vác túi và giúp các bác từng trãi yếu gối hơn. Từng tốp từng tốp một, cầm tay nhau đi trong tình đạo chan hòa với hơi ấm và sự chăm sóc của bạn đạo.
Một hình ảnh trong khóa tu mà chúng ta chắc chắn không thể quên được chính là hai vị Thầy khả kính của chúng ta khoan thai cất bước đi bên nhau trong gió tuyết, mặc cho cơn bảo bên ngoài lay động y áo. Người Sư đệ cầm dù trải rộng để che tuyết cho Sư huynh của mình, còn người Sư huynh thì vẽ mặt tươi vui đón nhận lòng quan hoài của Sư đệ với ánh mắt cảm kích.
Ôi, bức tranh thiên nhiên giữa núi rừng trùng trùng điệp điệp hòa lẫn với những hạt tuyết trắng ngần bay lất phất, lại được điểm tô bởi vẽ đẹp thầm kín nhưng đầy sự hài hòa của Tăng già. Thân Xuyên không bao giờ quên được hình ảnh các Sa di, Sa di ni, và hại vị Thầy kính yêu bảo bọc và nâng đỡ lẫn nhau trong tĩnh lặng, trước những khó khăn thử thách bên ngoài. Đây quả nhiên là chữ Mỹ trong Chân, Thiện, Mỹ, là vẽ đẹp của một Tăng già hòa hợp. Bức tranh này là một bài pháp không lời nói lên sự hiện hữu của Tăng bảo, vững chãi và thường trụ giữa dòng đời đầy rẫy tranh chấp, đố kỵ và chia rẽ.
Xin nguyện cho tất cả những ai trong mạng lưới nhân duyên của con đều cảm nhận và thẩm thấu được đạo vị này, ít nhất một lần trong đời, để làm nguồn cảm hứng và sức mạnh phát khởi và nuôi dưỡng tâm Bồ Đề kiên cố cho đến lúc viên mãn.
Con xin tri ân các Thầy đã không ngừng giáo dưỡng chúng con và xin cảm kích Sư huynh Khai Nghiêm đã bỏ biết bao công sức gầy dựng văn hóa tình thương của tăng đoàn Xuất Gia Vị Tha và Gia Đình Bồ Tát “The Thousand”.
Lúc nhỏ Hứa An thường theo mẹ lên chùa lễ lạy nhưng không được ai dạy sâu sắc hơn về Phật Pháp. Năm 8 tuổi, An đã phải chứng kiến cảnh máu đổ thịt rơi của Tết Mậu Thân, cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc, và cảnh mất nước năm 1975, nhìn thấy tận mắt cảnh màn trời chiếu đất.
Từ nhỏ, An luôn tự hỏi: “mình là ai và mình phải làm gì để giúp đỡ nhân loại bớt khổ đau?”
Dù trải qua bao nhiêu biến cố trên tàu vượt biển và lớn lên nơi đất khách, tâm H. An luôn trở về với Đức mẹ Quán Thế Âm Bồ tát và hằng nguyện cầu cho người dân VN mình vượt qua những khắc nghiệt. Tuy vậy, lễ lạy ở chùa không còn đầy đủ ý nghĩa như trước với H. An nữa, thế là bắt đầu cuộc hành trình đi tìm thầy để học Pháp.
Sau đó, chị Bạch, chị lớn của An, bị bệnh nan y và chị muốn học Tai Chi với Thầy. Tuy vậy, chị ở San Jose, nên chị nhờ An học rồi về dạy lại, thế là H. An bắt đầu hành trinh đi vào đạo mà không hề biết.
Thầy không chỉ dạy Pháp qua môn Tai Chi, mà thầy còn làm cho kinh tạng và đạo lý khó hiểu trở thành dễ hiểu và dễ áp dụng trong đời sống hằng ngày. H. An nhớ lúc đó minh hăng say học ở căn phòng nhỏ của nhà Báo Viễn Đông, anh chị Nhuận và năm 2004 xa xôi đó trôi nhanh và thấm nhuần trong ký ức.
Là thành viên của Hội Từ Bi Phụng Sự, năm nào H. An cũng mong được tham dự XGVT, nhưng vẫn cứ lỡ hẹn những lý do khác nhau.
Mãi cho đến năm 2021, chứng kiến số người cả thế giới ra đi vì bệnh dịch Covid rất cao, rồi người anh cả thân thương của hội là anh Hiển, cũng ra đi, đồng thời ba H. An ở tuổi 91 lại lâm bịnh nặng, H. An không hề do dự nữa. An xin chồng cho xuống tóc rồi tham gia nhóm XGVT để được cầu nguyện cho những người không thể tự làm cho họ được nữa.
H. An nhớ rất rõ, buổi sáng xuống tóc, An là người đầu tiên ngồi ở ghế chờ thầy cạo tóc. Trong lòng H. An nhẹ nhõm, thanh thản và thật cảm động, biết rằng đây là cơ hội để H. An bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc đời mình. Trong tâm H. An dào dạt tình thương cho ba, cho anh Hiển và tạ ơn thầy đã giúp H. An làm được cái nguyện, được đi tu cho những người đã tử vong vì pandemic, cho ba và cho anh Hiển. Thầy vừa xuống tóc vừa giải thích “nghiệp chướng nó nhiều như tóc vậy, hình dung tóc rời mình cũng như nghiệp chướng rời mình”. Đơn giản chỉ có thế nhưng rất thấm thía.
Ngày hôm sau bắt đầu hành trình lên xe bus đi đến Pine Summit, ngồi gần chị Hằng, được chị nhắn nhủ những việc cần làm. Ngày đầu tiên dự lễ truyền giới thật cảm động, nhận y áo và những lời nhắn nhủ quý báu của thầy, để mình bắt đầu sống như Phật. Cái làm H. An cảm động nhất khi được thầy nhắc nhở “tất cả những chuyện mình làm trong 1 tuần XGVT, mình sẽ học đạo, sẽ lạy, sẽ thở, …cho những người không còn làm được”
H. An ở cùng phòng với 2 chị bạn đạo thật dễ thương, mỗi ngày được tới Buddha Hall học đạo với thầy để mở mang trí tuệ. Những anh chị leaders làm việc rất giỏi, dinning hall sạch sẽ và thật là đầy đủ. Lại có những ngày được chứng kiến bão tuyết đẹp tuyệt vời, trời dầu có lành lạnh bên ngoài, nhưng lòng mình thật ấm cúng, vì biết đang có 2 thầy Hằng Trường, Hằng Đức và tất cả bạn đạo thân thương quanh mình, lại được bước theo những bước chân của Đức Phật, thật là niềm vui khó tả. Mình đã có những phút chốc quên đi cả cái đời thường của mình!
7 ngày ở với tăng đoàn XGVT đi qua thật nhanh, ngày cuối trước khi rời Snow Summit, tất cả dự lễ Xả giới. Khi nghe thầy giảng “trả lại y áo cho Phật để trở về lại với đời sống bình thường của mình”, cảm thấy buồn làm sao, H. An cố gắng nuốt nước mắt, nhưng nhìn qua bên Cúc lại thấy cô ta đang khóc, thế thì không cầm được nữa, nước mắt rơi như mưa. Mưa móc của những ngày được sống theo chân Phật thật là thanh thoáng nhẹ nhàn, quên đi tất cả chuyện trần tục, cái gì đó linh thiêng khó quên. Trở lại với đời sống bình thường, H. An tự nhủ sẽ đem cái đẹp đó vào trong cuộc sống của mình, tự tại.
May mắn thay, lần đầu tiên tham gia XGVT, H. An mở tâm hoàn toàn để sẵn sàng đón nhận tất cả những bài học mới của đời mình, vì vậy mà H. An mới có được một kinh nghiệm thật là sâu sắc. Xin gởi lời nhắn nhủ cho các bác nào gia nhập XGVT lần đầu tiên, nên mở tâm để đón nhận kinh nghiệm mới. Riêng các bác đã XGVT nhiều lần, mỗi 1 lần XGVT là 1 lần mình “quẳng gánh ra đi”, bỏ lại sau lưng tất cả những kinh nghiệm cũ, để mình cũng mở tâm đón nhận những kinh nghiệm mới mẻ khác của cuộc đời mình.
An thấy giống như mình đã thậm thấu lời dạy dỗ của Thầy, rằng “dòng phái Hoa Nghiêm luôn là Xuất Tục Nhập Thế và tiến hóa không ngừng”. Kinh nghiệm mới sẽ giúp mình trưởng thành trong sự tiến hóa của tâm linh không ngừng, đồng thời từ đó xây dựng 1 con người trưởng thành trong mọi lãnh vực cần thiết của cuộc sống.
Mỗi người chúng ta, hãy cho mình cơ hội để được lớn khôn nhờ vào những kinh nghiệm sâu sắc đầy cảm động này. An tin rằng nhiều khi trải nghiệm này có thể lay chuyển cả nền móng và thay đổi cả cuộc đời mình. Hãy lắng nghe cái khát vọng của tâm mình, XGVT là hành trình về với tự tánh quang minh. Thương chúc các bác tinh tấn và thành công trên con đường Đạo.
Thời gian qua nhanh quá. Năm nay đã là năm thứ 7 tôi tham dự chương trình Xuất Gia Đoản Kỳ do Hội Từ Bi Phụng Sự tổ chức. Có bạn thắc mắc tại sao tôi lại xuống tóc nhiều lần như vậy? Đơn giản thôi, chỉ vì tôi thấy chương trình Xuất Gia Đoản Kỳ
đã đem lại rất nhiều lợi ích cho chính bản thân và những người chung quanh.
Lợi ích cho bản thân là thân khỏe, tâm an, tâm thức mỗi ngày mỗi vị tha hơn. Lợi ích cho người là suốt những ngày tu học và 3 ngày Pháp Hội tăng đoàn đã hết lòng lan tỏa tình thương và cầu nguyện cho tất cả mọi người. Cầu nguyện cho thế giới được an ổn; cho người người đối xử với nhau bằng tình yêu thương; cho tất cả hương linh được đi vào ánh sáng giải thoát của chư Phật, chư Bồ tát. Tăng đoàn cũng đã góp phần lớn vào việc xây dựng một chương trình tu học tập thể, mọi người được cơ hội ngồi chung với nhau, cùng nhau thực hành đạo giải thoát, để giải trừ nghiệp xấu ác, giúp cuộc sống đạt hạnh phúc bình an.
Lợi ích của chương trình Xuất Gia Ngắn Hạn còn rất nhiều, tuy nhiên sau những lần trò chuyện với một số bạn tôi mới biết một số không nhỏ, tuy rất muốn xuất gia nhưng lại gặp chướng ngại về gia đình, công việc, làm ăn v.v...nên không thể thực hiện ước mơ trải nghiệm cuộc sống của một người tu sĩ. Do đó, khi nào cơ hội cho phép, mong bạn hãy cố gắng ghi danh một lần cho biết, nhất là các bạn chưa tham dự Xuất Gia Đoản Kỳ lần nào.
Vài bạn khác tâm sự có một chướng ngại tuy nhỏ nhưng đã cản trở họ không thể thành tựu ước mơ sống trong môi trường thiền môn là vấn đề cạo tóc. Tôi thông cảm mái tóc đối với bạn như là nét trang trí cho vẻ bên ngoài, không những cho phái nữ mà cho cả phái nam. Các bạn phần lớn do dự vì không biết sau khi xuống tóc thì hình tướng bên ngoài của mình sẽ như thế nào, mình có sẽ xấu đi hơn không, công việc tiếp xúc hằng ngày với người chung quanh sẽ bị ảnh hưởng ra sao v.v. Thành thật mà nói, trước năm 2014 tôi cũng đã có những suy nghĩ giống như bạn.
Nhưng đến cuối năm 2014, sau khi Mẹ đột ngột qua đời, thì suy nghĩ của tôi thay đổi hẳn, bao nhiêu những hồi hộp, lo lắng, vấn vương cho vấn đề cạo tóc hoàn toàn không còn nữa. Điều duy nhất tôi muốn lúc đó, chỉ là được sống những ngày tĩnh lặng, trong một môi trường hoàn toàn thanh tịnh, để khi bước vào đàn tràng Mandala, tôi sẽ hết lòng cầu nguyện cho Mẹ sớm được chư Phật, chư Bồ tát tiếp dẫn về thế giới của các Ngài. Mẹ đã hy sinh cả một cuộc đời, gian khổ nuôi con từ khi con là giọt máu trong bào thai cho tới khi con khôn lớn thành người, ngày nay dù tóc con chớm bạc, Mẹ vẫn không ngừng lo lắng từng miếng ăn, giấc ngủ, thì ngày hôm nay, việc con xuống tóc để hồi hướng cho Mẹ đâu có sá gì so với tình thương và sự hy sinh cao cả Mẹ dành cho con.
Năm đầu tiên xuất gia vị tha, tôi xuống tóc là cho Mẹ. Qua những năm tiếp theo, tôi vui mừng khi thấy tâm thức vị tha của tôi bắt đầu mở rộng hơn. Tôi dễ dàng hy sinh mái tóc, tiền bạc, công sức, thời giờ cho người khác hơn, sẵn sàng hồi hướng công đức tu tập của mình cho tất cả những ai đang gặp khổ nạn, những ai đang đau đớn vì bịnh tật, những kẻ ra đi không người thân bên cạnh trong đại dịch COVID, những nạn nhân của chiến tranh v.v.
Sau khi nghe tâm sự của tôi, mong các bạn có thể cùng chúng tôi tham gia chương trình Xuất Gia Ngắn Hạn năm nay nhé, để thân tâm chúng ta sẽ mỗi ngày mỗi thanh tịnh hơn, vị tha hơn dẫn đến một cuộc sống hạnh phúc, an lạc hơn; để hồi hướng cho mạng lưới nhân duyên của chúng ta luôn bình an mạnh khỏe; để cầu nguyện cho tất cả những ai trên thế giới đang sống trong hoàn cảnh hoạn nạn, khó khăn sớm tìm lại được niềm vui trong cuộc sống; để dẫn dắt các chúng sinh đã bỏ mạng vì đại dịch, chiến tranh, khủng bố, thiên tai sớm được bước lên hoa sen và cuốn hút vào ánh sáng giải thoát.
Hãy giúp cho tâm của chúng ta như một khu vườn đầy những nụ hoa yêu thương và thơm ngát những bông hoa giải thoát.